Bàn ghế, tường, cầu thang hay sàn nhà,… tất cả chúng đều có thể được tạo ra từ đá nhân tạo. Mọi người cũng có thể nhìn thấy chúng ở rất nhiều nơi, thậm chí là mọi nơi và hàng ngày. Tuy nhiên thì không phải ai cũng để ý và biết đến sự hiện diện của chúng. Hãy theo dõi bài viết ngay dưới đây, để biết đá nhân tạo là gì, ưu nhược điểm của chúng ra sao, và những ứng dụng phổ biến của nó.
đá nhân tạo solid surface hay đá nhân tạo gốc thạch anh đều là hai loại đá phổ biến nhất hiện nay bởi vì vẻ đẹp sang trọng và độ bền hiếm có của chúng so với những vật liệu khác trong lĩnh vực trang trí và ốp lát. Hai dòng đá này có những ưu điểm khác nhau chúng đều được mọi người ưa thích cho mọi dự án của mình.
Chúng thường xuyên bị mang ra để so sánh xem nên chọn dòng đá nào để dùng cho dự án của họ là được tối ưu nhất. Tuy nhiên, ngay trong bài viết này chúng ta sẽ không đi phân đi phân biệt hai dòng đá này với nhau mà sẽ đi tìm hiểu sâu về đá nhân tạo.
1. Đá nhân tạo là gì?
1.1. Cấu tạo
Đá nhân tạo hay gọi là đá solid surface là một dòng vật liệu composite được tạo thành từ hợp chất cao phân tử làm pha nền đó là resin (keo polyester, acrylic, vinyl ester) và pha gia cường là các loại vật liệu độn như: aluminum tri hydrat (ATH), bột đá, các colour chips, cùng một số phụ gia, xúc tác và màu. Đá nhân tạo hiện nay bao gồm 2 loại được sử dụng chủ yếu là đá nhân tạo solid surface và đá nhân tạo gốc thạch anh, chúng chỉ khác nhau ở tỷ lệ pha trộn.
1.2. Tính chất của đá nhân tạo
Đá nhân tạo đủ cứng để chống lại sự mài mòn và đủ mạnh để chịu đựng được trọng lượng đáng kể, đủ trơ để có thể chống lại với thời tiết, và đủ hấp dẫn với sự sáng bóng rực rỡ. Các đặc điểm này làm cho nó trở thành một loại đá hấp dẫn và độc đáo.
Ngoài ra chúng cũng có độ bền rất cao, và chịu được sự ăn mòn của các chất axit có ở trong chanh, giấm,… Đây chính là một dòng đá rất dễ sử dụng và bảo dưỡng. Và với các đặc tính đó đá nhân tạo sẽ rất khó bị trầy do những tác động bình thường bên ngoài môi trường. Đá được sử dụng rộng rãi ngay trong đời sống, nhiều mặt hàng mà chúng ta thường thấy trong những hoạt động hàng ngày.
2. Ưu nhược điểm của đá nhân tạo
2.1. Ưu điểm của đá nhân tạo
+ Độ cứng cao: Và sau khi đá nhân tạo được đánh bóng, đá sẽ duy trì độ bóng cao và bền hơn bất kỳ loại vật liệu dùng để ốp lát nào khác. Nên dẫn tới nó là dòng đá có độ bền tốt trong các loại vật liệu xây dựng dùng để ốp lát trang trí, điều này làm nó có thể được ứng dụng ở bất kỳ nơi nào kể cả những nơi có cần độ chịu lực cao.
+ Ít thấm nước: Vì cấu trúc của đá nhân tạo khá khít cho nên chúng ít thấm nước, điều này mang đến cho chúng rất nhiều lợi thế như: Dễ vệ sinh, ít bị bám bởi những vết bẩn dung dịch, ít bị ố màu và ít bị ẩm mốc,…
+ An toàn, thân thiện: Đá nhân tạo chính là sản phẩm tuyệt vời, và không chứa hóa chất gây hại cho sức khỏe của con người. Độ rỗng vô cùng thấp rất khó cho các loại vi khuẩn xâm nhập. Do đó thì bạn cũng có thể yên tâm khi sử dụng để làm đá ốp bếp nấu ăn cho cả gia đình.
+ Phù hợp với các ứng dụng diện tích lớn: Khi sản xuất đá nhân tạo người ta, đá sẽ được cắt thành các kích thước khác nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu của thị trường, vì vậy đá có kích thước khá là đa dạng. Với những ứng dụng có diện tích lớn sẽ bạn sẽ không cần phải lo sợ bị nối và chắp vá nhiều với những tấm đá nhân tạo lớn.
+ Duy trì vẻ đẹp lâu dài: Do đá có độ cứng, độ bền tốt cho nên khi được chăm sóc thường xuyên đá sẽ luôn cho vẻ đẹp lâu dài bền hơn bất cứ dòng đá nào cùng chức năng tương tự mà bạn biết.
+ Vẻ đẹp không bị trùng lặp: Đây cũng là ưu điểm của hầu hết các loại đá nhân tạo, điều này được giải thích rằng các vân ở trong đá là do những khoáng chất phân bổ ngẫu nhiên bên trong, không tuân theo một trật tự nào chính vì vậy bạn sẽ không bao giờ tìm thấy 2 tấm đá nhân tạo giống nhau 100%.
Ngoài ra đá cũng còn một số ưu điểm khác:
+ Có khả năng chống cháy, cách âm hiệu quả và chống tia cực tím
+ Đá mang đến sự mát mẻ, thư giãn vào mùa hè.
+ Dễ dàng cho chúng ta lau chùi, vệ sinh sạch sẽ.
2.2. Nhược điểm của đá nhân tạo:
Cũng giống như nhược điểm của nhiều dòng đá khác khi được đánh bóng đá sẽ rất dễ trơn trượt vì thế nếu bạn không lau khô sàn khi sử dụng. Ngoài ra đá cũng khá là lạnh vào mùa đông nếu như bạn không sử dụng các loại thảm và đi tất trong nhà.
3. Các ứng dụng phổ biến của đá nhân tạo
+ Ốp lát tường: Là một trong những loại đá nhân tạo có độ thẩm mỹ cao nên đá nhân tạo là một trong những dòng vật liệu ốp tường phù hợp nhất từ trước tới nay.
+ Trang trí cho mặt bàn ăn, mặt bếp, quầy bar: Nhờ thuộc tính ít bị thấm nước, không bị ăn mòn bởi axít cho nên đá nhân tạo là lựa chọn hàng đầu cho các hạng mục này. Những loại màu đá thường được dùng để lát mặt bếp là xám, đen.
+ Đá nhân tạo dùng để lát sàn: Vì chúng có độ cứng và độ bền chống mài mòn khá cao nên đá nhân tạo thích hợp cho việc lát sàn, hay đặc biệt là những nơi có mật độ người qua lại nhiều và chúng cũng rất an toàn đối với sức khỏe con người khi sử dụng. Đây cũng là một lý do được ưu tiên hàng đầu.
+ Đá nhân tạo dùng để ốp cầu thang bộ và cầu thang máy: Nhờ những ưu điểm nổi bật về độ bền cũng như tính thẩm mỹ cũng khá cao của mình mà đá nhân tạo còn được sử dụng rộng rãi trong việc ốp lát các bậc cầu thang bộ, làm sàn cabin thang máy, dùng để ốp trang trí cửa của thang máy, cửa tầng thang máy gia đình.
Hy vọng với những gì HOMEMAS được chia sẻ ở trên các bạn ngoài hiểu được đá nhân tạo là gì thì các tính chất, ưu nhược điểm loại đá nhân tạo các bạn cũng đã nắm được . Để từ đó có thêm nhiều ý tưởng cho những dự án của mình.
==>Tham khảo thêm: báo giá đá solid surface
留言